Đối với các doanh nghiệp trong dịch vụ vệ sinh công nghiệp, quy trình làm việc giúp đảm bảo chất lượng, tiến độ, tăng tính hiệu quả. Việc đưa quy trình vệ sinh vào vận hành giúp các nhà quản lý dự báo đúng năng suất làm việc của nhân sự để điều chỉnh kịp thời. Từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ chân khách hàng trung thành.
Cùng với sự phát triển của xã hội, dịch vụ vệ sinh công nghiệp đang ngày càng trở nên phổ biến. Sức cạnh tranh trong ngành theo đó cũng ngày càng tăng. Đây cũng là lúc các nhà quản lý chú tâm hơn đến việc đưa quy trình vào quản lý vận hành doanh nghiệp, tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững của riêng mình.

Quy trình vệ sinh công nghiệp tổng quan
BƯỚC 1: Kiểm tra kỹ các thiết bị và dụng cụ trước khi thực hiện
- Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị vệ sinh cũng như chất tẩy chuyên dụng cần thiết trong suốt quá trình làm tổng vệ sinh dự án.
- Các hóa chất sẽ được pha và làm đúng tỉ lệ để đảm bảo quá trình tẩy rửa được hiệu quả nhất, đặc biệt là sản phẩm sẽ là những loại chất lượng cao.
- Các vật dụng làm vệ sinh phải đảm bảo sạch sẽ và chất lượng tốt
- Máy móc cũng như hóa chất phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp

BƯỚC 2: Đặt biển thông báo
- Với những khu vực riêng biệt, không phải là khu vực có người đi lại thì không cần đặt biển báo.
- Với khu vực công cộng như nhà vệ sinh, sảnh… nơi tập trung mật độ đi lại đông đúc thì cần phải đặt biển báo.
Lưu ý cách đặt biển báo:
- Biển báo nguyên vẹn (không sứt mẻ, gãy hay mất chữ), sạch sẽ và đặt ngay ngắn hướng ra phía trước hoặc 2 đầu của khu vực cần làm vệ sinh và nơi dễ quan sát được.
- Nội dung biển báo phản ánh đúng công việc vệ sinh đang được thực hiện.

BƯỚC 3: Tiến hành thực hiện công việc vệ sinh
- Thực hiện làm vệ sinh theo các quy trình trên từng bề mặt và từng lĩnh vực vệ sinh riêng.
- Trong khi làm vệ sinh bất kỳ công trình nào cũng phải quan sát để kịp thời phát hiện tình huống phát sinh hoặc hỏng hóc để ghi nhận và báo cáo cấp trên chỉ đạo xử lý.
BƯỚC 4: Kiểm tra sau khi vệ sinh
Đội ngũ nhân viên dọn vệ sinh xong các hạng mục thì họ sẽ bắt đầu rà soát lại lại một cách bao quát. Đảm bảo từng khu vực đã được hoàn thành chính xác như kế hoạch đã lên trước đó.
BƯỚC 5: Nghiệm thu và bàn giao
- Thu dọn khu vực vừa vệ sinh cùng dụng cụ, máy móc.
- Đặt lại đồ đạc của từng khu vực trở về vị trí ban đầu (nếu bị thay đổi vị trí).
- Điền đủ thông tin vào phiếu kiểm tra (Check-list) (đối với một số công việc) hoặc ghi sổ theo dõi (nếu có).
- Kiểm tra máy móc, dụng cụ đảm bảo tình trạng hoạt động tốt trước khi trả về kho hoặc cất vào nơi quy định. Nếu máy móc, dụng cụ hỏng hóc phải ghi vào sổ theo dõi và báo cáo Giám sát để có phương án xử lý kịp thời, đảm bảo cho công việc vệ sinh lần sau.

Quy trình vệ sinh công nghiệp chi tiết từng hạng mục
Quy trình vệ sinh công nghiệp: khu cổng mái, vòm
Các bước vệ sinh cổng mái vòm:
- Bước 1: Chuẩn bị kỹ các thiết bị chuyên dụng và hóa chất phù hợp.
- Bước 2: Ở những vị trí đang thi công, nhất là những nơi trên cao thì cần đặt các biển cảnh báo, để mọi người cẩn thận hơn khi qua lại.
- Bước 3: Vệ sinh các bước theo trình tự đã hướng dẫn.
- Bước 4: Sử dụng các chất tẩy đa năng để làm sạch vòm, mái.
- Bước 5: Cần xem lại một cách tổng quát để đảm bảo quá trình vệ sinh đã đạt tiêu chuẩn.
Quy trình vệ sinh công nghiệp khu vực tường, trần nhà
- Bước 1: Đội nhân viên sẽ mang theo các thiết bị chuyên dụng và hóa chất phù hợp với vệ sinh trần nhà.
- Bước 2: Tiến hành làm sạch trần nhà bằng cách dọn sạch các bụi bẩn hoặc mạng nhện.
- Bước 3: Dùng hóa chất tẩy đa năng, chuyên dụng để tẩy các vết bẩn cứng đầu.
- Bước 4: Bắt đầu triển khai lau sạch lại tất cả diện tích trần nhà.

Quy trình vệ sinh công nghiệp: sàn đá, gạch
Đối với vệ sinh thường xuyên:
- Bước 1: Chuẩn bị công cụ, dụng cụ, hoá chất an toàn theo từng hạng mục công việc vệ sinh
- Bước 2: Làm sạch các bề mặt thẳng đứng/trên cao như tường, xung quanh bồn hoa, cột đá, tường gạch đá khu vực nhà tắm… bằng khăn ẩm theo đúng hướng dẫn.
- Bước 3: Quét rác trên sàn, gom và đổ rác đúng nơi quy định.
- Bước 4: Đẩy sàn bằng cây lau bụi theo chiều từ trong ra ngoài, kiểu hình số 8.
- Bước 5: Lau sàn ướt theo nguyên tắc đường sau đè lên đường trước ⅓ và đi lùi.
- Bước 6: Lau sàn khô dùng máy thổi khô đối với các khu vực cần như nhà hàng, phòng họp…
Đối với vệ sinh định kỳ bằng máy:
- Bước 1: Chuẩn bị công cụ, dụng cụ và hóa chất theo đúng khu vực cần thực hiện vệ sinh.
- Bước 2: Quét rác hoặc hút bụi. Sau đó đổ rác đúng nơi quy định.
- Bước 3: Đánh sàn bằng máy tốc độ chậm hoặc bằng máy chà liên sàn hợp theo hướng dẫn.
- Bước 4: Lau sạch phần sàn vừa đánh.

Quy trình vệ sinh công nghiệp : sàn gỗ
Đối với sàn gỗ lau thường xuyên:
- Bước 1: Chuẩng bị đầy đủ các thiết bị và hóa chất chuyên dụng để thực hiện.
- Bước 2: Tổng vệ sinh và quét dọn khu vực cần làm sạch.
- Bước 3: Xung quanh các chân tường thì nhân viên sẽ sử dụng khăn ẩm để lau được kỹ hơn.
- Bước 4: Đặc biệt là cần phải vắt nước thật kỹ trước khi lau.
- Bước 5: Khi lau sàn thì cần thường xuyên thay nước liên tục để cây lau nhà được sạch sẽ và đảm bảo làm sàn nhà được sạch bóng.
- Bước 6: Trước khi hoàn tất công việc thì nhân viên sẽ kiểm tra lại lần cuối xem sàn đã sạch bẩn chưa, còn đọng nước hay không, để quý khách hàng được yên tâm về dịch vụ.
Đối với các sàn gỗ cần bảo dưỡng định kỳ:
- Bước 1: Chuẩn bị kỹ các thiết bị chuyên dụng và hóa chất phù hợp cho việc lau sàn.
- Bước 2: Làm tổng vệ sinh và bỏ đúng nơi quy định như trong các bước vệ sinh công nghiệp.
- Bước 3: Sử dụng các loại hóa chất thích hợp với sàn để làm sạch một cách hiệu quả, sau đó thì đánh bóng.
- Bước 4: Làm khô sàn bằng khăn lau khô.
- Bước 5: Tiến hành hút bụi các vị trí xung quanh.
- Bước 6: Tổng kiểm tra lại một lần nữa để bảo đảm chất lượng dịch vụ.
- Bước 7: Cuối cùng là mang các trang thiết bị, hóa chất trả lại kho và hoàn thành công trình.
Quy trình vệ sinh công nghiệp: lau chùi gương, kính
Các bước vệ sinh gương kính:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ công cụ, dụng cụ, hoá chất lau kính.
- Bước 2: Lót tấm trải bên dưới để hứng nước, hoá chất rớt.
- Bước 3: Tẩy vết keo bẩn bằng cách dùng dao cạo hoặc dùng hoá chất tẩy keo và giẻ chùi vết bẩn.
- Bước 4: Lau kính bằng tay, lau bằng cây gạt kính.
- Bước 5: Kiểm tra và hoàn tất lần lượt đảm bảo đạt tiêu truyền.

Quy trình vệ sinh ghế đệm, sofa bọc nhung, vải
Các bước vệ sinh ghế đệm sofa:
- Bước 1: Chuẩn bị hóa chất, dụng cụ đầy đủ để thực hiện quy trình vệ sinh ghế đệm sofa bọc nhung, vải
- Bước 2: Kiểm tra ghế và hoá chất. Nếu hoá chất làm biến màu vải cần đổi sang hoá chất khác hoặc phương án làm sạch khác. Nếu kiểm tra ghế thấy rách và hỏng thì cũng có hướng khắc phục ngay.
- Bước 3: Hút bụi ghế để đảm bảo loại bỏ hết bụi và rác nhỏ.
- Bước 4: Giặt ghế sao cho không sót hoá chất để tránh tạo thành vết ố sau khi ghế khô.
- Bước 5: Làm sạch thân ghế bằng khăn sạch.
- Bước 6: Làm khô ghế bằng cách phơi ở nơi thoáng gió, hoặc dùng quạt thổi cho khô.
Quy trình vệ sinh công nghiệp đối với các đồ có chất liệu da
Các bước vệ sinh đồ da:
- Bước 1: Chuẩn bị công cụ, dụng cụ đủ theo mỗi dự án.
- Bước 2: Dùng khăn khô lau sạch bề mặt da và các vị trí khác. Sau đó dùng khẩn khăn ẩm làm sạch sẽ vật dụng để làm sạch hẳn bụi.
- Bước 3: Dùng hoá chất tẩy vết bẩn trên bề mặt. Trước tiên hãy dùng khăn lau ẩm để làm sạch vết bẩn. Nếu vết bẩn không sạch thì dùng đến hóa chất và khăn ẩm.
- Bước 4: Dùng khăn lau khô 100% làm từ cotton để lau bề mặt da cho khô.
- Bước 5: Lấy hoá chất làm mới xịt lên khăn khô và lau đều toàn bộ đồ da. Lưu ý các đường lau phải chồng lên nhau khoảng ⅓ đường lau.
Quy trình vệ sinh công nghiệp: giặt thảm
Các bước trong quy trình giặt thảm:
- Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra lại các vật dụng cần thiết cho quá trình giặt thảm.
- Bước 2: Tiến hành sử dụng các thiết bị chuyên dụng như máy hút bụi để làm thảm được sạch hơn.
- Bước 3: Để bề mặt thảm được sạch hơn thì nhân viên sẽ sử dụng các loại chất tẩy vết bẩn chuyên dụng để làm sạch.
- Bước 4: Kiểm tra độ an toàn của chất tẩy đối với thảm, sau đó sử dụng các loại bàn chải để chà thảm được sạch hơn.
- Bước 5: Thổi khô thảm bằng các loại máy chuyên dụng và mang lại vị trí ban đầu để làm tránh bị xáo trộn đồ vật của quý khách hàng.

Quy trình vệ sinh công nghiệp khu vực bảng, biển báo
Các bước vệ sinh bảng,biển:
- Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hóa chất, dụng cụ còn sử dụng được.
- Bước 2: Làm sạch biển báo cả bên trong lẫn bên ngoài.
- Bước 3: Đánh bóng bằng khăn khô, tuần tự theo một chiều.
- Bước 4: Kiểm tra và đặt biển vào vị trí chuẩn (nếu có di chuyển). Biển sau vệ sinh phải đủ các điều kiện làm sạch và nguyên vẹn.
- Bước 5: Hoàn tất công việc. Đặt biển vào đúng vị trí. Thu dọn hóa chất, dụng cụ cất đúng nơi quy định.

Quy trình vệ sinh công nghiệp được xem là một “kim chỉ nam” giúp công việc chúng ta hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng được đảm bảo. Đến với Clean 24H chúng tôi, những công trình của bạn sẽ được vệ sinh, dọn dẹp và lau chùi sạch sẽ, chỉn chu với chi phí dịch vụ phù hợp nhất so với thị trường hiện nay.
>> Mời bạn xem thêm: Dịch vụ vệ sinh công nghiệp tại Clean 24H
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và đặt lịch vệ sinh cho dự án, công trình.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CLEAN 24H
Địa chỉ trụ sở: 99 Đường Đình Nghi Xuân, Khu phố 10, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, TP. HCM.
Chi nhánh 1: 85 Đại lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
Chi nhánh 2: 454/235 Trương Công Định, Phường 8, Thành phố Vũng Tàu
Hotline: 0901.82.62.62
Website: https://clean24h.vn
Mail: info@clean24h.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/dichvuvesinh24h