Chúng ta đều biết hoạt động quản lý kho hàng là một trong những hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của bất cứ doanh nghiệp nào. Vậy kho hàng là gì? Cách thiết kế kho sao cho tối ưu? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của CLEAN 24H để hiểu rõ hơn nhé..
Kho hàng là gì?
Kho hàng (tên tiếng Anh là Warehouse): là nơi cất giữ, lưu trữ nguyên liệu, vật tư, hàng hóa, thành phẩm trong quá trình chuyển từ điểm đầu tới điểm cuối của dây chuyền cung ứng. Mang lại khả năng lưu trữ bảo quản và chuẩn bị hàng hóa cho doanh nghiệp, đảm bảo số lượng hàng hóa luôn được cung ứng liền mạch cả về chất lượng và số lượng.
Kho hàng (hay nhà kho, kho bãi) được xây dựng trên một địa điểm đạt các điều kiện nhất định. Thông thường, kho hàng hóa được xây dựng ở những nơi rộng rãi như thị xã, ngoại ô thành phố, gần cảng biển, sân bay, khu công nghiệp, khu chế xuất hay các đầu mối giao thông,… Điều này giúp đảm bảo cho việc vận chuyển, phân phối hàng hóa diễn ra nhanh chóng và dễ dàng.

Chức năng của kho hàng
Trong hoạt động kinh doanh và vận chuyển hàng hóa, kho hàng có vai trò khá quan trọng, cụ thể:
Lưu trữ hàng hoá an toàn với số lượng lớn
Lưu trữ và bảo quản hàng hóa là chức năng quan trọng của kho hàng. Lưu trữ và bảo quản hàng hóa an toàn theo những tiêu chuẩn nhất định sẽ đảm bảo hàng hóa được nguyên vẹn về chất lượng và số lượng, tránh tác động từ môi trường bên ngoài gây hư hại, mất mát, thiếu hàng,… trong suốt quá trình xuất nhập.
Gom hàng hóa và chuẩn bị cho khâu giao hàng
Chức năng chính của kho hàng là gom hàng. Gom hàng là việc tập kết hàng hóa, nguyên liệu, vật tư,… được nhập từ nhiều nơi khác nhau về một địa điểm là kho của doanh nghiệp. Từ đó, đảm bảo quá trình điều tiết, di dời hàng hóa đến những khu vực khác được diễn ra liên tục bằng các phương tiện vận chuyển chuyên dụng.
Phân loại và quản lý hàng hoá dễ dàng
Bố trí kho hàng khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc phân loại và quản lý hàng hóa. Kho hàng giúp hỗ trợ tách lô hàng lớn, phối hợp và ghép nhiều loại hàng hóa khác nhau thành từng đơn hàng hoàn chỉnh. Đồng thời, phân bố hàng hóa vào từng loại kho phù hợp đảm bảo điều kiện bảo quản tốt nhất và sẵn sàng cho đáp ứng quá trình xuất nhập.
Tối ưu chi phí sản xuất và kinh doanh
Kho hàng giúp việc quản lý, giám sát và phân phối hàng hóa đơn giản, dễ dàng từ số lượng đến chất lượng hàng đi, hàng về. Nhờ đó, hỗ trợ quá trình tìm kiếm, đóng gói sản phẩm nhanh chóng, tiết kiệm chi phí sản xuất, vận chuyển, quản lý, lưu kho,… Giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả và mang lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp.

Các nguyên tắc trong việc thiết kế kho hàng tối ưu cho doanh nghiệp
Các khu vực cần thiết phải có trong một kho hàng
Khi lên một bản thiết kế kho hàng, để có một kho hàng tối ưu, sắp xếp ngăn nắp cần đảm bảo có đầy đủ tất cả các khu vực cần thiết và phù hợp với nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư. Mỗi khu vực đều thực hiện chức năng quan trọng để đảm bảo việc vận hành kho hàng trơn tru.
1/ Khu vực xếp dỡ hàng hoá (Loading and Unloading): khu vực này thường được xây dựng phía ngoài của kho hàng, các xe tải chở hàng có thể dễ dàng ra vào và kết hợp với xe nâng forklift bốc dỡ hàng vào bên trong kho hàng đến khu vực tiếp nhận.
2/ Khu vực tiếp nhận (Reception): đây là nơi nhận hàng từ khu vực xếp dỡ, thực hiện kiểm soát chất lượng và phân loại hàng hoá.
3/ Khu vực kho lưu trữ (Storage): một kho hàng cần phải có các dãy kệ chứa hàng để lưu trữ hàng hoá và phân loại có thể nhập xuất dễ dàng khi cần thiết. Việc sử dụng loại kệ kho hàng nào cho phù hợp
4/ Khu vực lấy hàng (Picking): mặc dù không phải tất cả kho hàng đều có khu vực đóng gói hàng riêng biệt, nhưng đối với các nhà kho có tầng suất xuất nhập hàng liên tục như logistics thì đây là khu vực lấy hàng hoá từ kệ và chuẩn bị trước khi đem ra xe chở hàng đi. Đặc biệt đối với các nhà kho tự động ASRS đã sử dụng các băng tải con lăn hoặc robot lấy hàng giúp tiết kiện gấp 5 lần thời gian bình thường.
5/ Khu vực gửi hàng (Shipping): Nếu không có khu vực lấy hàng riêng biệt, công việc đó có thể thực hiện tại đây. Tương tự như vậy, nếu không có nhu cầu đóng gói các mặt hàng trong kho thì nên có một không gian đủ dành riêng để đặt các mặt hàng cần vận chuyển trước khi đem lên xe ở đây.

Các bước quan trọng khi thiết kế kho hàng
Khi xây dựng 1 kho hàng người ta sẽ lựa chọn bố cục phù hợp dựa trên mục tiêu và đặc thù của kho hàng. Dù cách phân chia mặt bằng nhà kho ra sao, nhưng bố cục tổng thể cần trải qua 4 bước này:
- Lên bố cục với đầy đủ khu vực cần thiết
- Tối ưu không gian mỗi khu vực theo từng mục đích sử dụng
- Trang bị các thiết bị và cơ sở hạ tầng cần thiết
- Triển khai thực hiện và đo đạc hiệu quả

Thiết kế kho chứa hàng theo phương pháp FAST
Tiêu chuẩn thiết kế kho lưu trữ FAST thường được áp dụng trong các bản thiết kế FAST. Phương pháp này chứa 4 yếu tố cực kỳ quan trọng khi thiết kế kho. Cụ thể như sau:
- F – Flow (Dòng chảy): Các hoạt động bên trong kho được hoạch định một cách rõ ràng và logic. Đảm bảo quá trình di chuyển hàng hóa trong kho luôn đi theo dòng chảy đã định ra, không bị gián đoạn.
- A – Accessibility (Khả năng tiếp cận): Trang bị đầy đủ các dụng cụ bốc xếp hàng, đáp ứng khả năng vận chuyển liên tục và tối ưu quy trình vận hành.
- S – Space (Không gian): Không gian kho được thiết kế tối ưu sẽ giúp các công đoạn trong kho được diễn ra liên tục, ít bị trục trặc. Để làm được điều này thì cần lắp thêm hệ thống, giá kệ phù hợp.
- T – Throughput (Thông lượng): Các kệ trong kho hàng cần được thiết kế phù hợp với độ cao và khoảng rộng của hàng hóa. Tốt nhất là các kệ hàng nên chọn một thông số chung để thuận tiện hơn cho việc đặt và lấy hàng hóa.

Các thiết kế kho hàng phổ biến hiện nay
Thiết kế kho hàng chữ U
Sơ đồ kho hàng hóa hình chữ U có thể áp dụng cho bất kỳ loại kho hàng nào do thiết kế đơn giản, tính ứng dụng cao và rất dễ thực hiện. Với kiểu thiết kế kho hàng này bạn nên đặt khu vực bốc xếp và giao hàng cạnh nhau. Còn khu vực tiếp nhận hàng hóa sẽ ở phía sau khu vực bốc dỡ và khu vực lấy hàng thì ở phía sau khu vực giao hàng.
Quầy tiếp nhận hàng hóa là nơi hàng hóa được dỡ ra và phân loại để đưa vào nơi lưu trữ thích hợp. Kiếu bố trí nhà kho như thế này sẽ phù hợp với phương thức FIFO.

Thiết kế kho hàng chữ I
Thiết kế kho hàng hình chữ I rất phù hợp cho các kho công nghiệp có khối lượng hàng hóa lớn. Kiểu bố trí chữ I sẽ có khu vực xuất – nhập hàng hóa ở một đầu bên này và khu vực vận chuyển ở đầu kia. Còn khu vực lưu trữ hàng hóa sẽ được sắp xếp ở giữa.
Thông thường hàng hóa trong kho hình chữ I được sắp xếp dựa theo số lượng, loại hàng số lượng lớn sẽ ở đặt ở phía ngoài. Nhưng hiện tại hầu hết mặt hàng được xếp dọc theo chiều dài của kho để thuận tiện lấy ra, xếp vào hơn.

Thiết kế kho hàng chữ L
Theo nguyên tắc thiết kế chữ L này khu vực lưu trữ sẽ dồn về một góc tạo ra không gian rộng và lưu thông hơn các khu vực còn lại.
Phần diện rộng này sẽ được sử dụng để trưng bày các sản phẩm mẫu, hoặc mở rộng văn phòng nhập liệu thông tin và quản lý các sản phẩm lưu kho.

Những lưu ý trong cách bố trí kho hàng
- Hàng hóa cần được sắp xếp sao cho không cản trở hoạt động của camera, hệ thống thông gió, điều hòa,..
- Hàng dễ vỡ nên để nơi an toàn, có ghi chú rõ ràng, không đặt gần lối đi nhằm loại bỏ các nguy cơ va chạm tất cả đều tuân thủ nguyên tắc an toàn trong kho hàng
- Tuyệt đối không sắp xếp hàng hóa vượt quá tải trọng tối đa của các kệ kho vì có thể gây ra đổ, sụp, rơi vỡ làm ảnh hưởng đến an toàn trong kho.
- Tuyệt đối không nấu nướng trong kho. Không để hàng hóa dễ cháy gần các thiết bị tỏa nhiệt, tủ bảng điện,..
- Xếp hàng vào ô kệ ngay ngắn, không nhấp nhô, lởm chởm làm cản trở lối đi, dễ vướng víu đổ vỡ. Hàng hóa ngăn nắp cũng góp phần giúp tăng tính thẩm mỹ, giúp không gian kho hàng thoáng đãng hơn.
- Thường xuyên kiểm kê hàng hóa và tuân thủ những nguyên tắc sắp xếp hàng hóa khoa học.

Như vậy, việc thiết kế kho hàng là vô cùng cần thiết mà bất kỳ chủ doanh nghiệp, người kinh doanh dịch vụ thuê kho nào cũng cần lưu ý. Bố trí kho chứa hàng một cách hợp lý sẽ giúp quá trình lưu trữ, vận hành hàng hóa được thuận tiện và tối ưu chi phí.
Bài viết trên đã giải đáp cho quý khách hàng thắc mắc kho hàng là gì cũng như chức năng quan trọng của kho hàng. Cùng các nguyên tắc trong thiết kế và bố trí kho hàng phù hợp với nhu cầu của từng doanh nghiệp. Hãy nhớ theo dõi CLEAN 24H để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.