Biểu mẫu vệ sinh nhà xưởng chi tiết nhất

Biểu mẫu vệ sinh nhà xưởng là đơn vị văn bản chi tiết nhất, giúp lưu trữ bằng chứng về việc vệ sinh nhà xưởng đã được thực thi từng bước chi tiết, hay thể hiện quy trình vệ sinh nhà xưởng đã hoạt động hiệu quả và có bằng chứng lưu giữ lại.

Các nội dung cần kiểm tra trong biểu mẫu vệ sinh nhà xưởng

Biểu mẫu vệ sinh nhà xưởng hay có thể gọi là checklist vệ sinh nhà xưởng được phân chia theo từng khu vực, nội dung gồm các thông tin sau:

  • Khu vực thực hiện
  • Người thực hiện vệ sinh
  • Người kiểm tra vệ sinh
  • Các hạng mục cần làm
  • Thời gian thực hiện dự kiến
  • Đánh giá quy trình và chất lượng

Mục tiêu của biểu mẫu là lưu lại bằng chứng về việc thực hiện, kịp thời khắc phục các vấn đề phát sinh bằng cách làm lại, sữa chữa hoặc nhiều hành động phù hợp khác.

Biểu mẫu giúp việc kiểm tra vệ sinh tại nhà xưởng diễn đơn giản và dễ kiểm soát. Đặc biệt khi sử dụng dịch vụ vệ sinh nhà xưởng thì nó giúp bạn làm việc chính xác nhất với nhà cung cấp.

Các nội dung cần kiểm tra trong biểu mẫu vệ sinh nhà xưởng
Các nội dung cần kiểm tra trong biểu mẫu vệ sinh nhà xưởng

Biểu mẫu vệ sinh khu vực xưởng

Đây là biểu mẫu kiểm tra vệ sinh chính của nhà xưởng và là hạng mục quan trọng nhất, bao gồm các hạng mục:

  • Cửa sổ
  • Cửa ra vào
  • Tường
  • Các thiết bị gắn trên tường
  • Sàn nhà
  • Trần nhà
  • Máy móc
  • Kệ, tủ
  • Thùng rác
  • Mạng nhện

Biểu mẫu vệ sinh khu vực nhà kho

Kho cũng là khu vực quan trọng của nhà xưởng. Bạn có thể áp dụng bất kỳ quy trình vệ sinh nhà xưởng sao cho phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Nhưng bằng chứng của việc vệ sinh thì cần ghi lại theo biểu mẫu sau đây:

Khu vực vệ sinh nhà kho:

  • Cửa
  • Cửa sổ
  • Tường
  • Thiết bị gắn tường
  • Sàn
  • Biển báo
  • Thiết bị chữa cháy
  • Kệ, tủ
  • Thùng rác
Các nội dung cần kiểm tra trong biểu mẫu vệ sinh nhà xưởng
Các nội dung cần kiểm tra trong biểu mẫu vệ sinh nhà xưởng

Biểu mẫu kiếm tra khu văn phòng nhà xưởng

Các nhà xưởng, nhà máy luôn có các văn phòng, khu phụ trợ đi cùng nhằm hỗ trợ sản xuất. Các văn phòng chứa nhiều đồ đạc và trang thiết bị khác nhau.

Biểu mẫu vệ sinh khu vực văn phòng gồm:

  • Cửa
  • Cửa sổ
  • Tường
  • Sàn
  • Biển báo
  • Thiết bị gắn tường
  • Thiết bị chữa cháy
  • Kệ tủ

Biểu mẫu kiểm tra khu canteen

Khu vực Canteen (căng tin) nhằm phục vụ ăn uống cho cán bộ công nhân viên, nó cũng cần được vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho tất cả mọi công nhân, nhân viên…

Các hạng mục khu vực này bao gồm:

  • Cửa
  • Sàn
  • Tường
  • Bàn, ghế
  • Tủ lạnh
  • Bồn rửa
  • Xà bông
  • Thùng rác

Biểu mẫu kiểm tra khu vực vệ sinh

Khu vực vệ sinh (toilet) có thể thực hiện kiểm tra định kỳ nhiều lần/ngày tùy vào mức độ sử dụng của từng nhà xưởng. Một số nơi yêu cần khử trùng, khử khuẩn sau khi vệ sinh. Do đó, tùy theo nhu cầu vệ sinh mà điều chỉnh biểu mẫu sao cho phù hợp.

Các hạng mục kiểm tra WC bao gồm:

  • Cửa
  • Gương
  • Tường
  • Sàn
  • Bồn vệ sinh
  • Giấy vệ sinh
  • Xà phòng, nước rửa tay
  • Thùng rác

Biểu mẫu kiểm tra khu vực locker

Khu vực này là nơi chứa đồ đạc cá nhân của công nhân, nhân viên, cần được dọn dẹp vệ sinh hàng ngày.

Các hạng mục kiểm tra bao gồm:

  • Cửa sổ
  • Cửa ra vào
  • Sàn
  • Thiết bị gắn trên tường
  • Trần nhà
  • Gương
  • Tủ đồ
  • Thùng rác

Biểu mẫu kiểm tra khu vực ngoại cảnh nhà xưởng

Biểu mẫu cho khu vực ngoại cảnh quan trọng không kém vì nó đảm bảo cảnh quan chung cho nhà nhà xưởng, cần kiểm tra hàng ngày trước khi làm việc, hoặc sau khi kết thúc buổi làm.

Các hạng mục tại khu vực ngoại cảnh bao gồm:

  • Lối đi
  • Cửa ra vào
  • Hành lang
  • Cây cảnh
  • Chốt bảo vệ
  • Biển báo
  • Thùng rác
  • Băng ghế

Với các checklist vệ sinh nhà xưởng nêu trên sẽ giúp bạn quản lý hoạt động làm sạch của nhà xưởng từ trong ra ngoài, một cách toàn diện và chi tiết nhất. Hãy áp dụng các biểu mẫu linh hoạt sao cho phù hợp nhất với đặc thù doanh nghiệp của bạn.

Nguyên tắc về an toàn khi vệ sinh nhà xưởng

  • Khi vệ sinh nhà xưởng bạn cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động như nón bảo hiểm, găng tay, đai an toàn, khẩu trang, …
  • Khi vệ sinh trên cao phải đảm bảo an toàn, sử dụng các thiết bị hộ trợ cần thiết.
  • Hạn chế tiếp xúc với những khu vực cấm, nguy hiểm trong nhà xưởng, cẩn thận khi lau dọn các khu vực chứa nhiều hóa chất, những nơi điện áp cao,…
  • Không tự ý sửa chữa các thiết bị khi không có sự cho phép, thông báo với bộ phận kỹ thuật ngay nếu phát hiện hư hỏng phát sinh.
  • Đối với sàn ướt, dễ trơn trượt nên đặt các biển báo an toàn trong lúc lau sàn.

Đối với các hóa chất tẩy rửa, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và các thiết bị trong nhà máy nên tuân thủ một số nguyên tắc:

  • Pha đúng với tỷ lệ cho phép, không sử dụng các loại hóa chất không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
  • Hóa chất cần được đựng trong bình chứa chuyên dụng, ghi rõ tên, ngày, công dụng và mục đích.
  • Không sử dụng hóa chất nếu không biết gì về chúng, đặc biệt không sử dụng các hóa chất cấm.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, khi sử dụng phải trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ.

Xem thêm bài viết: Quy trình vệ sinh nhà xưởng từ A đến Z

Các dụng cụ cần thiết để vệ sinh nhà xưởng

Để vệ sinh nhà xưởng một cách hiệu quả, nhanh chóng nhất thì việc sử dụng các dụng cụ, thiết bị tẩy rửa là rất quan trọng.

Các dụng cụ cần thiết để vệ sinh nhà xưởng
Các dụng cụ cần thiết để vệ sinh nhà xưởng

Dụng cụ bảo hộ

Trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh, đặc biệt là những khu vực trên cao, khu vực đặc biệt.

Các trang thiết bị chuyên dụng

  • Chổi, cây nối.
  • Máy hút bụi, máy áp lực.
  • Máy chà sàn, máy đánh sàn.
  • Giẻ lau, thau đựng.
  • Giàn giáo, xe nâng.

Các hóa chất chuyên dụng

Dùng xà phòng hoặc hóa chất thông thường không thể làm sạch một cách tốt nhất, bạn cần phải chuẩn bị các hóa chất vệ sinh chuyên dụng để tẩy sạch những vết bẩn cứng đầu:

  • Hoá chất tẩy gỉ, cặn.
  • Hoá chất tẩy dầu mỡ hay các chất béo.
  • Hóa chất làm sạch và đánh bóng.
  • Hóa chất bảo dưỡng đồ kim loại.

Xem thêm bài viết: Cách vệ sinh máy móc trong nhà xưởng

Cách vệ sinh nhà xưởng đúng chuẩn

Vệ sinh nhà xưởng nên làm theo một lịch trình cụ thể giúp việc dọn dẹp đạt hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian và công sức.

Cách vệ sinh nhà xưởng đúng chuẩn
Cách vệ sinh nhà xưởng đúng chuẩn

Vệ sinh trần và mái nhà xưởng

Đây là những nơi cao và khó vệ sinh nhất, thường có kết cấu chủ yếu là mạt trần, khung nâng, lọc gió, hệ thống đường dây, ống, bóng đèn,… Với độ cao trung bình trong các nhà xưởng hiện nay là 8-15m, để vệ sinh một cách hiệu quả ta có thể áp dụng phương pháp sau:

  • Vệ sinh bằng giàn giáo: Đối với chiều cao trần nhà xưởng thấp và diện tích nhỏ. Khi sử dụng bạn cần trang bị đầy đủ đồ dùng bảo hộ an toàn.
  • Vệ sinh bằng xe nâng: Đây là phương pháp phổ biến khi vệ sinh trần nhà, thường dùng cho các nhà xưởng với độ cao hơn 8m và diện tích rộng. Cách vệ sinh này rất hiệu quả, nhanh chóng và an toàn.
  • Đối với dây cáp điện, bóng đèn: dùng chổi để quét sạch những mạng nhện, bụi bẩn.

Vệ sinh tường

Để dọn sạch những vách tường, việc đầu tiên bạn cần làm là quét sạch mạng nhện sau đó dùng các dụng cụ vệ sinh như máy xịt áp lực để xịt sạch vách. Bạn cũng có thể sử dụng cây lau nhà khổ rộng để lau tường.

Vệ sinh thiết bị nhà xưởng

Để thiết bị trong nhà xưởng, bạn dùng khăn thấm nước hoặc các chất tẩy rửa để lau chùi. Tránh đổ trực tiếp lên bề mặt máy móc, tránh dùng các hóa chất có độ tẩy mạnh có thể khiến thiết bị gỉ sắt, hư hỏng.

Vệ sinh nhà xưởng với sàn nhà

Sàn nhà là nơi có nhiều bụi bẩn như vết dầu mỡ, hóa chất, vật liệu dư thừa khi sản xuất. Đây là nơi xuất hiện các vết bẩn cứng đầu khó lau dọn, chà rửa. Để việc vệ sinh hiệu quả bạn nên dọn dẹp các vật dụng dư thừa, làm cho sàn thông thoáng nhất có thể và dùng các máy hút bụi cỡ lớn.

  • Vệ sinh bằng máy chà sàn: Bạn chỉ cần cho hóa chất vào máy theo tỷ lệ phù hợp với diện tích và độ bẩn của sàn, điều khiển máy di chuyển đều  để loại bỏ những vết bẩn cứng đầu.
  • Đẩy khô sàn nhà: Bạn dùng cây lau sàn để đẩy sạch nước trên sàn nhà, hoặc các máy chà rửa hiện nay đều có quạt gió đi kèm để làm khô sàn.
  • Làm sạch các góc khuất trong nhà xưởng: Sử dụng máy hút bụi để len lỏi vào các góc nhỏ để làm sạch triệt để sàn nhà xưởng.

Sau khi đã hoàn thành vệ sinh, bạn nên kiểm tra, giám sát lại toàn bộ nhà xưởng. Việc này giúp đảm bảo rằng bạn không bỏ sót hạng mục nào và đánh giá chất lượng vệ sinh để có những biện pháp khắc phục.

Việc sử dụng biểu mẫu vệ sinh nhà xưởng đúng cách sẽ giúp cho hoạt động diễn ra thuận lợi, gọn gàng và chính xác hơn. Giúp nhân viên có môi trường làm việc sạch sẽ, tạo điều kiện tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu suất của nhà xưởng. Hy vọng với những chia sẻ của Clean 24H về vấn đề vệ sinh nhà xưởng sẽ giúp cho việc dọn dẹp của bạn dễ dàng và hiệu quả hơn.

Liên hệ ngay với Clean 24h nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ vệ sinh định kỳ, dịch vụ vệ sinh nhà xưởng của chúng tôi. Đội ngũ tư vấn sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc và báo giá một cách chi tiết nhất!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *